Quốc kỳ Canada hiện tại sử dụng hai màu chính thức là đỏ và trắng, trung tâm đặt biểu tượng nổi bật nhất của quốc gia – lá phong 11 điểm màu đỏ.
Ngài Maurice Bourget, Phát ngôn viên của Thượng Viện Canada đã từng nói rằng “Quốc kỳ Canada là biểu tượng cả sự đoàn kết dân tộc, vì sự đoàn kết dân tộc, vượt trên mọi nghi ngại, đại diện cho tất cả công dân Canada không kể nguồn gốc, ngôn ngữ, tín ngưỡng hay quan điểm”. Không chỉ có như vậy, Quốc kỳ Canada còn ẩn chứa trong nó cả những giai đoạn lịch sử ít người biết. Dưới đây là một vài thông tin thú vị về lá cờ trắng đỏ này.

thuc-pham

1. Lịch sử ra đời của Quốc kỳ Canada
Thiết kế và lựa chọn ra quốc kỳ Canada không phải là chuyện dễ dàng và đơn giản. Công việc tìm kiếm các mẫu thiết kế cho quốc kỳ mới bắt đầu từ những năm 1924. Đến năm 1946, 2.600 mẫu thiết kế gửi đã được Ủy ban đặc biệt đã xem xét nhưng vẫn không chọn được thiết kế nào.
Năm 1964, sau khi loại bỏ hàng nghìn đề xuất khác nhau, Ủy ban đặc biệt cùng thủ tướng đương nhiệm Lester B. Pearson giữ lại ba thiết kế cuối cùng. Thiết kế đầu tiên là một lá cờ có 3 lá phong đỏ chụm lại ở một điểm cùng 2 đường kẻ xanh dương nằm dọc ở 2 bên; thiết kế thứ hai là một lá phong đỏ có 11 điểm nằm trên nền trắng vuông cùng 2 thanh màu đỏ ở bên; thiết kế thứ ba tương tự như thiết kế thứ hai, hai bên có thêm là hoa bách hợp và cờ của Vương quốc Anh. Trong đó, Tiến sĩ George Stanley, giáo sư Trường Cao đẳng Quân đội Hoàng gia ở Kingston đã đề xuất chọn thiết kế thứ 2 làm cờ vì nó có thể được nhìn thấy rõ ràng từ xa.

Ba mẫu cờ để lựa chọn

Sau khi thống nhất lựa chọn, ngày 15/02/1965, quốc kỳ Canada đã được cắm trên tòa nhà quốc hội lần đầu tiên. Quốc kỳ với một lá phong đỏ rực trên nền trắng hình vuông ở giữa, hai bên là 2 đường kẻ dọc, có chiều dài gấp đôi chiều rộng bay trên nền trời ở Ottawa. Mẫu cờ này đã được công nhận bởi nữ hoàng Elizabeth II và chính thức được coi là quốc kỳ của Canada kể từ đó.

2. Biểu tượng lá phong của Canada
Biểu tượng hầu như ai cũng nghĩ đến khi nhắc tới Canada là hình ảnh lá phong. Các nhà sử học tin rằng lá phong bắt đầu trở thành biểu tượng của Canada vào những năm 1700. Trước khi người Châu Âu đến định cư tại Canada, người thổ dân ở đây đã tìm ra được lợi ích từ những cây phong, họ đã biết cách khai thác và chế biến mật phong vào mùa xuân để làm đường hay thực phẩm khác. Lá phong ngày càng thể hiện sự biểu trưng mạnh mẽ của Canada, đặc biệt là trong các hoạt động chính trị, văn hóa như:
Năm 1834, Société Saint-Jean-Baptiste chọn lá phong làm biểu tượng.
Năm 1848, một tác phẩm văn học của Toronto được đặt tên là “The Maple Leaf” đã đề cập đến chuyện chọn lá phong làm biểu tượng của Canada.
Năm 1860, lá phong đã được đưa vào trang trí cho chuyến viếng thăm của hoàng tử xứ Wales đến Canada.
Năm 1867, Alexander Muir đã viết “The Maple Leaf Forever” như một bài hát cho liên bang.
Năm 1868, cả huy hiệu của Ontario và Quebec đều sử dụng lá phong trong thiết kế.
Từ năm 1876 đến 1901, lá phong xuất hiện trên tất cả các đồng xu của Canada.
Năm 1921, một biểu tượng 3 lá phong được sử dụng trong thiết kế quốc huy của Canada, kèm theo biểu tượng của các nước Anh, Scotland, Ireland, Pháp.
Vào những năm 1939, trong thế chiến thứ hai, nhiều lính Canada đã sử dụng lá phong như dấu hiệu đặc biệt trong chiến đấu. Ngoài ra, nó được thể hiện trên huy hiệu cũng như trên các trang thiết bị khác của quân đội.

3. Màu sắc chính thức của Canada
Năm 1921, vua George V đã tuyên bố màu sắc chính thức của Canada là đỏ và trắng, chúng được sử dụng trong thiết kế quốc huy của Canada. Trong đó, màu đỏ là biểu trưng cho nước Anh, màu trắng biểu trưng cho nước Pháp từ thời Trung Cổ. Chính vì vậy, quốc kỳ Canada cũng mang hai màu trắng đỏ. Trong quốc kỳ ba dải đứng, dải trung tâm có nền màu trắng, có chiều dài bằng một nửa chiều dài của quốc kỳ. Hai bên là hai dải hình màu đỏ. Tại trung tâm của nền trắng là một lá phong màu đỏ.

4. Một số sự kiện lịch sử của quốc kỳ Canada hiện nay
Kể từ khi chính thức được công nhận năm 1965, cờ lá phong của Canada gắn với nhiều sự kiện nổi bật, trong đó cần kể đến:
Năm 1982, Quốc kỳ đã được cắm trên nóc nhà thế giới khi nhà leo núi người Canada Laurie Skreslet mang nó lên đỉnh Núi Everest
Năm 1984, Quốc Kỳ Canada được phóng vào không gian vũ trụ trên tàu con thoi Người Thách Đấu của NASA với phi hành gia người Canada đầu tiên Marc Garneau.
Lá cờ Canada lớn nhất được công bố trong trận bóng đá ở Hamilton giữa Hamilton Tiger-Cats và Toronto Argonauts năm 2009. Lá cờ này cao 38m và rộng 76 m, nó cần ít nhất 80 người để mang lên sân.
Ngày nay, mọi người dễ dàng thấy hình ảnh quốc kỳ Canada trên tháp Hòa Bình của tòa nhà quốc hội bay 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Những lá cờ được thay hàng ngày vào sáng sớm bởi một nhân viên được giao nhiệm vụ thực hiện.
Infographic dưới đây cung cấp cho bạn 10 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ hiện tại của Canada

Nguồn tài liệu tham khảo:
http://www.cbc.ca/kidscbc2/the-feed/lets-celebrate-canadas-flag-day-with-these-10-cool-facts
http://canada.pch.gc.ca/eng/1444133232512
http://canada.pch.gc.ca/eng/1448563713350
http://canadaflag.facts.co/canadianflagof/canadaflag.php
http://canada.pch.gc.ca/eng/1444070816837
http://www.cic.gc.ca/english/resources/publications/discover/section-11.asp

canada

Bài viết liên quan

Học nghề tại Bendigo TAFE, tỉnh bang Victoria, Úc

Bendigo Regional Institute of TAFE (BRIT) là một trường cao đẳng Nghề ở Bendigo, Victoria, [...]

Học nghề tại TAFE NEW SOUTH WALES, Úc: Cơ hội tuyệt vời cho du học sinh Việt Nam

Bên cạnh các khóa du học dài hạn, du học nghề Úc đang dần trở [...]

Du học sinh Úc được ở lại tối đa 8 năm sau tốt nghiệp 

Du học sinh Úc có thể ở lại nước này trong thời gian tối đa [...]

BẢNG XẾP HẠNG CÁC ĐẠI HỌC MỸ NĂM 2024 CỦA US NEWS

ĐẠI HỌC CÔNG ĐỒNG LOẠT THĂNG HẠNG MẠNH MẼ Các trường đại học ở Mỹ [...]

DU HỌC MỸ: LÀM VIỆC SAU TỐT NGHIỆP (Post-completion OPT and the STEM 24-month extension of OPT)

 OPT và STEM OPT là gì? Optional Practical Training (OPT) cho phép sinh viên tốt [...]

7 ĐỀ LUẬN CHO KỲ ỨNG TUYỂN ĐẠI HỌC MỸ 2023 – 2024

Common App, viết tắt của “Common Application,” là một nền tảng trực tuyến được sử [...]