Visa J1 là một loại thị thực không định cư do Hoa Kỳ cấp cho những người muốn đến Mỹ tham gia các chương trình trao đổi văn hóa, giáo dục hoặc nghiên cứu. Mục đích chính của visa J1 là thúc đẩy giao lưu quốc tế, trao đổi văn hóa và mở rộng quan hệ ngoại giao.
Visa J1 áp dụng cho nhiều loại chương trình khác nhau, bao gồm trao đổi học sinh, thực tập, nghiên cứu học thuật, giảng dạy, điều dưỡng và làm việc trong ngành nhà hàng – khách sạn. Thời gian lưu trú dưới visa J1 thay đổi tùy theo từng chương trình cụ thể mà người nước ngoài tham gia.
Đối tượng tham gia chương trình là những ai?
Visa J1 thường được cấp cho những người tham gia các chương trình như:
Sinh viên: Tham gia các chương trình học tập, thực tập, hoặc nghiên cứu ngắn hạn.
Giáo sư, giảng viên: Đến Mỹ để giảng dạy hoặc nghiên cứu.
Các chuyên gia: Tham gia các chương trình trao đổi chuyên môn.
Người làm việc trong lĩnh vực y tế: Tham gia các chương trình đào tạo hoặc thực tập.
Ưu điểm visa J1
Không yêu cầu chứng minh tài chính, giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người xin visa.
Phù hợp với các bạn trẻ mong muốn trải nghiệm cuộc sống Mỹ để trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc và trình độ tiếng Anh.
Có thể mang theo vợ/chồng và con cái đi cùng (Người phụ thuộc sẽ cần xin Visa J2), tạo điều kiện cho gia đình được đồng hành.
Chi phí làm visa đi Mỹ diện J1 thường thấp hơn so với các diện visa khác, giúp tiết kiệm chi phí cho người xin visa.
Tỷ lệ cạnh tranh của visa J1 không quá cao, nên bạn có cơ hội đậu visa cao hơn so với các diện visa khác.
Có thể chuyển đổi sang visa định cư Mỹ, đồng nghĩa với viễn cảnh có cơ hội định cư tại Mỹ sau khi hoàn thành thời hạn du học/làm việc ngắn hạn.
Điều kiện khác
Mục đích chuyến đi rõ ràng: Bạn cần chứng minh rằng bạn đến Mỹ với mục đích tham gia một chương trình trao đổi được phê duyệt.
Tài chính: Bạn cần chứng minh có đủ tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian ở Mỹ.
Ràng buộc tại quê hương: Bạn cần chứng minh có ràng buộc tại quê hương để đảm bảo sẽ quay trở lại sau khi kết thúc chương trình.
Trình độ tiếng Anh: có đủ kỹ năng tiếng Anh để hoạt động trong môi trường kinh doanh (Khả năng giao tiếp tốt để làm việc và phỏng vấn)
Y tế: Có bảo hiểm y tế và nộp đủ phí tham gia theo yêu cầu
Điều kiện đối với chương trình J1 – diện Internship
Sinh viên hiện đang theo học tại một cơ sở giáo dục sau trung học cấp bằng hoặc chứng chỉ bên ngoài Hoa Kỳ hoặc mới tốt nghiệp một cơ sở giáo dục sau trung học cấp bằng hoặc chứng chỉ sẽ bắt đầu trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp.
Phải ít nhất 18 tuổi.
Phải có đủ kỹ năng tiếng Anh để hoàn thành Chương trình Thực tập.
Phải thể hiện trình độ trưởng thành và tính cách phù hợp để tham gia và hưởng lợi từ trải nghiệm Quốc tế này.
Điều kiện đối với chương trình J1 – diện Trainee
Tốt nghiệp chương trình cấp bằng hoặc chứng chỉ sau trung học có 1 năm kinh nghiệm làm việc bên ngoài Hoa Kỳ hoặc không tốt nghiệp có 5 năm kinh nghiệm làm việc bên ngoài Hoa Kỳ.
Phải ít nhất 18 tuổi.
Phải có đủ kỹ năng tiếng Anh để hoàn thành Chương trình Thực tập.
Phải thể hiện trình độ trưởng thành và tính cách phù hợp để tham gia và hưởng lợi từ trải nghiệm Quốc tế này.
Đặc điểm visa J1 là gì?
Thời hạn: 12 – 18 tháng (tối đa 3 năm trong trường hợp thực tập chuyên ngành giáo viên)
Thời hạn lưu trú: Thời hạn thực tập + 30 ngày du lịch – grace period (sau khi chương trình kết thúc)
Thực tập toàn thời gian có hưởng lương ( ít nhất 38 – 40 giờ/tuần) tùy thuộc mỗi công ty
Mức lương: Vị trí được chọn sẽ được hưởng lương 100%, mức lương được quyết định bởi nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn và tùy vào thương lượng với ứng viên.
Hồ sơ J1 cần chuẩn bị
Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất sáu (06) tháng tính từ ngày rời khỏi Mỹ
Hộ chiếu cũ hoặc visa trước đây (nếu có)
CCCD hoặc giấy phép lái xe
Giấy khai sinh
Thư giới thiệu hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp Đại học
Thư mời từ công ty thực tập (nếu có)
Kế hoạch đào tạo từ công ty thực tập
Kết quả học tập, bảng điểm mới nhất
Thư giới thiệu từ trường cho đơn ứng tuyển thực tập (nếu có)
Bản gốc/bản sao của thẻ sinh viên/visa, giấy phép tái nhập cảnh do Cục Di trú Việt Nam cấp (nếu là sinh viên quốc tế tại Việt Nam)
Mỗi đương đơn cần nộp đơn đăng ký DS160 riêng biệt, bao gồm trẻ em phụ thuộc trong hộ chiếu của bạn
Trang xác nhận đã nộp đơn xin thị thực không định cư DS-160
Biên lai đóng phí lãnh sự (nếu chương trình của bạn không được chính phủ Mỹ tài trợ)
Giấy xác nhận cuộc hẹn phỏng vấn
Một (01) ảnh gốc để tải lên đơn trực tuyến DS-160 và mang theo khi phỏng vấn (ảnh kích thước 5cm x 5cm phông nền trắng, không mang mắt kính và được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất).
Hồ sơ giấy tờ J1 có thể được yêu cầu bổ sung thêm
Bằng chứng về mục đích chuyến đi
Mẫu đơn DS-2019 gốc
Mẫu đơn DS-7002 gốc (đối với thực tập sinh/chương trình thực tập)
Xác nhận đã thanh toán phí an ninh nội địa Mỹ I-901 (nếu chương trình của bạn không được chính phủ Mỹ tài trợ)
Bằng chứng về khả năng tài chính cho chuyến đi: sổ tiết kiệm, xác nhận số dư ngân hàng, hợp đồng cho thuê,.v.v.
Bằng chứng về việc làm của bạn hoặc bằng chứng về mối quan hệ gia đình có thể đủ để cho thấy mục đích của chuyến đi và ý định trở về nước sau khi kết thúc chuyến đi
Phí chính phủ visa j1 là bao nhiêu?
Lệ phí đóng lãnh sự tương đương 180 USD (được đóng bằng tiền Việt Nam đồng). Lệ phí này không hoàn lại sau khi đã đóng cho chính phủ.
Lệ phí an ninh nội địa Mỹ (sevis fee) 220 USD
⇒ Lệ phí sẽ không được hoàn lại sau khi đóng trong mọi trường hợp (có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm)
Thời gian xét duyệt hồ sơ visa j1
Thời gian xử lý hồ sơ: 24h sau khi tiếp nhận hồ sơ thông tin
Thời gian phỏng vấn: phụ thuộc vào lịch phỏng vấn địa phương nơi lãnh sự quán hoặc đại sứ quán làm việc
Thời gian cấp visa: từ 3 đến 5 ngày sau ngày phỏng vấn thành công
⇒ Tổng thời gian để có được thị thực sẽ kéo dài từ 7 ngày đến 30 ngày hoặc lâu hơn phụ thuộc vào mùa cao điểm hay thấp điểm của cơ quan lãnh sự Mỹ.
Quy trình đăng ký visa j1
Bước 1: Điền thông tin
Đầu tiên, bạn sẽ điền form đăng ký tại đơn vị cung cấp chương trình Internship/Trainee. Ngoài ra, bạn còn cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn DS – 2019 – đơn xin cấp thị thực.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và dịch thuật
Hãy đảm bảo hồ sơ của bạn theo đúng quy trình pháp lý và dịch thuật. Hồ sơ chính bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, bảng điểm đại học, sơ yếu lý lịch…
Bước 3: Đóng phí
Tiến hành đóng các khoản lệ phí và nộp đơn xin cấp visa cho Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Bước 5: Phỏng vấn với Sponsor và Host Company
Sau khi xác nhận đủ điều kiện, bạn sẽ được lên lịch phỏng vấn tiếng Anh với Sponsor. Vượt qua vòng phỏng vấn tiếng Anh, bạn sẽ có buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng tại Mỹ.
Bước 4: Đánh giá form DS 7002
Vượt qua buổi phỏng vấn, bạn sẽ được nhà tuyển dụng cấp mẫu đánh giá Form DS-7002, phác thảo chi tiết nội dung và mục tiêu chương trình đào tạo tại Mỹ trong thời gian tới.
Bước 5: Cấp form DS – 2019
Đồng thời, bạn cũng sẽ được nhận form DS – 2019, là giấy chứng nhận bạn đã đủ điều kiện cho trạng thái khách trao đổi trong khuôn khổ chương trình Internship.
Bước 6: Phỏng vấn với lãnh sự quán
Tiếp theo, bạn sẽ nộp toàn bộ giấy tờ cần thiết và chờ lịch phỏng vấn với viên chức lãnh sự quán Mỹ. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến khả năng được cấp Visa hay không.
Bước 7: Nhận Visa J1
Thành công đậu phỏng vấn Visa, bạn sẽ nhận được Visa J1 trong vài ngày sau đó và sẵn sàng chuẩn bị lên đường đến Mỹ, bắt đầu kỳ thực tập trong 12 – 18 tháng tới.
CANADA LOẠI BỎ ĐIỂM THƯỞNG CRS CHO ỨNG VIÊN CỦA CHƯƠNG TRÌNH EXPRESS ENTRY Các ứng viên của Chương trình Express Entry sẽ không còn nhận được thêm điểm trong Hệ thống xếp hạng toàn diện (CRS) khi có lời mời làm việc hợp lệ, bao gồm cả lời mời được hỗ trợ bởi Đánh […]
Bộ di trú Canada đã công bố những thay đổi lớn nhằm hỗ trợ ngành xây dựng của Canada. Những thay đổi lớn nhất là Dành chỗ cho 6.000 công nhân xây dựng không có giấy tờ nhập cư tại Canada; và Cho phép người lao động nước ngoài tạm thời có trình độ được […]
Mark Carney, Thủ tướng mới của Canada, đã công bố thành phần nội các của mình để chuẩn bị cho cuộc bầu cử liên bang năm 2025, đồng thời thay đổi các bộ trưởng phụ trách di trú trong quá trình này. Bộ trưởng di trú mới của Canada là Rachel Bendayan, một thành viên […]
Người chăm sóc tại nhà – Chương trình thí điểm nhập cư Home Care Worker Immigration Pilots được Bộ Di trú, Người tị nạn và Quyền công dân Canada (IRCC) đã công bố ngày ra mắt. Chương trình thí điểm nhập cư dành cho người chăm sóc tại nhà đã được công bố vào đầu […]
Chi phí thuê nhà tại Canada tăng cao là chủ đề thường xuyên xảy ra trên khắp đất nước trong vài năm qua. Điều này đã khiến chính phủ phải thực hiện nhiều bước để giúp giảm bớt những chi phí này trong vài năm tới. Dựa trên những bước đi gần đây nhất nhằm […]
Người mới đến Canada phải bắt đầu cuộc sống mới với việc thích nghi môi trường đa văn hóa và nếp sống của người dân tại đây. Điều này được cho là có thể vừa thú vị vừa đầy thử thách. Một mặt, những người mới đến Canada có cơ hội bắt đầu mới sau […]