Tại sao nên học chuyên ngành kinh doanh?
– Kinh doanh và chuyên ngành liên quan (như nhóm FAME – tài chính, kế toán, quản trị và kinh tế) là một trong các lĩnh vực đươc giảng dạy rộng khắp các trường trên thế giới, đặc biệt là cấp độ đại học. Có thể bạn chưa hiểu rõ tại sao cử nhân ngành kinh doanh luôn đươc các doanh nghiệp chào đón, đó là bởi vì ngày nay có quá nhiều ngành công nghiệp cung cấp dịch vụ cho mọi nhu cầu đời sống của xã hội loài người người ngày càng hiện đại, cho dù là nhỏ nhất, nhu cầu lao động trong các ngành này tăng cao, vì vậy cơ hội việc làm với mức thu nhập cao cho các cử nhân kinh doanh ngày càng đa dạng. Nhưng nếu bạn vẫn chưa thực sự thuyết phục, thì dưới đây sẽ là một số lý giải sâu hơn cho câu hỏi “ tại sao nên học kinh doanh”
– Điều quan trọng đầu tiên là có rất nhiều loại bằng cử nhân kinh doanh cho bạn lựa chọn, mỗi loại có những đặc thù và lợi ích khác nhau, phù hợp với tùng người trong từng giai đoạn phát triển và mục tiêu nghề nghiệp khác nhau.

why_study_business

Các loại bằng kinh doanh.
– Thuật ngữ “bằng kinh doanh” thường được biết đến như một nhóm gồm khá nhiều khóa học, một số thuộc về chuyên ngành và một số ngành liên quan, một số mang tinh học thuật hơn, một số lại chỉ tập trung phát triển chuyên môn thức tiễn. Bạn có thể phân loại các loại bằng cấp kinh doanh theo mức độ (ví dụ: đại học, sau đại học, nghiên cứu). Một số môn học sẽ nằm trong chương trình học của rất nhiều ngành kinh doanh như:
○ Kế toán Khoa học quản lý Khoa học máy tính;
○ Tài chính Xã hội học Khởi nghiệp;
○ Marketing Luật Ngôn ngữ hiện đại;
○ Quản trị nhân lưc Kỹ thuật định lượng (toán học);
○ Quản lý chiến lược Kinh tế
– Trong chương trình đại học chuyên ngành kinh doanh, sinh viên có thể tiếp thu được một nền tảng kiên thức đa dạng về kinh doanh, trước khi chọn lĩnh vực chuyên sâu để theo học. Từ cấp độ thạc sĩ trở lên, sinh viên có thể tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể mà mình muốn theo đuổi, có thể theo sở thích của mình. Trong khi đó, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và các chương trình Executive MBA lại nhắm vào các đối tượng có kinh nghiệm chuyên môn cao và đặc biệt là sự tập trung vào phát triển chuyên môn. Cho dù bạn học ở trình độ nào trong ngành kinh doanh, cho dù bạn chọn lĩnh vực chuyên môn nào để theo đuổi, tất cả các chương trình học của chuyên ngành kinh doanh đều nhấn manh vào ứng dụng lí thuyết thực tiễn, thông qua nghiên cứu, kĩ năng giải quyết vấn đề, dự án, làm việc nhóm, thực tập, đề án.

Cơ hội nghề nghiệp cho ngành kinh doanh
– Nhiều trường Đại học và khoa kinh doanh đã tận dụng sự song hành giữa thách thức về mặt lý thuyết và tính tập trung thực tiễn để thu hút các sinh viên thực sự khao khát khám phá chuyên ngành học mang tính cạnh tranh nhưng hợp tác cao này. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao lại học kinh doanh” sẽ được giải đáp tốt nhất nếu như được đặt trong khung tham chiếu với các cơ hội về nghề nghiệp.
Cử nhân chuyên ngành kinh doanh có khả năng làm việc trong vô số các lĩnh vực khác nhau, mà không nhất thiết liên quan đến kinh doanh. Cơ hội công việc cho cử nhân chuyên ngành kinh doanh ngày càng nhiều, bao gồm nhiều vị trí trong các ngành kế toán tài chính. Các lĩnh vực đang cần nhiều lao động kinh doanh như marketing và quảng cáo, sale, nhân sự và tư vấn doanh nghiệp. Sự đa dạng và sự phong phú về công việc với một tấm bằng kinh doanh nền tảng hấp dẫn đối với nhiều sinh viên.
– Nếu như bạn chưa có định hướng phát triển sự nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xem xét tham gia vào một trong các chương trình đào tạo sau đại học mà nhiều tập đoàn quốc tế đang thực hiện. Các chương trình này cho phép sinh viên thực tập trong các mảng khác nhau của lĩnh vực kinh doanh ở nhiểu nơi trước khi theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp cuối cùng.
– Với tấm bằng kinh doanh bạn cũng có thể để ứng tuyển vào các vị trí trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức khởi nghiệp mới, tổ chức từ thiên, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ. Nếu bạn có ý tưởng khả thi, kiến thức về khởi nghiệp bạn có thể xem xét tự điều hành công ty của riêng mình.
– Tùy thuộc vào sở thích cũng như chuyên môn, bạn có thể xem xét những công việc sau:
○ Tư vấn quản lý Giảng dạy/ đào tạo Marketing
○ Thương mại Kế toán giám định Khảo sát thị trường
○ Quảng cáo Bán lẻ Phòng nhân sự
○ Ngân hàng đầu tư Quản lý bán lẻ Phòng quan hệ cộng đồng
○ Quản lý ngân hàng Nhân viên kinh doanh Quản lý phân phối và vận tải
○ Bảo lãnh phát hành bảo hiểm Sản phẩm tiêu dùng

Kinh doanh và mức lương mong muốn
– Như đã đề cập ở trên, tiềm năng về thu nhập chính là tâm điểm thu hút và thúc đẩy các sinh viên ngành kinh doanh, bạn không nên mong đợi một mức lương quá cao ngay sau khi ra trường, những kỹ năng và kiến thức về kinh doanh sẽ tạo điều kiện để bạn thăng tiến trong công việc, dễ dàng leo lên vị trí quản lý với một mức lương cao hơn.
Thông điệp cho bạn là: tấm bằng cử nhân kinh doanh không tự nó tạo ra được nguồn thu nhập cao – mặc dù việc tốt nghiệp từ một trường kinh doanh danh tiếng với một điểm cao sẽ dễ dàng mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với mức lương hấp dẫn. Bạn cần tự chứng minh bản thân, sẵn sàng làm việc chăm chỉ, đối mặt với cạnh tranh, nếu như muốn đạt được mục tiêu trong sự nghiệp với múc lương mong muốn.
– Trong báo cáo của cao đẳng PaySay 2013-2014, mức lương khởi điểm trung bình cho cử nhân kinh doanh là $43,500 cho đến $71,000. Con số này đương nhiên là tùy thuộc vào chuyên môn, các cử nhân kinh doanh quốc tế thường có mức lương khởi điểm là $43,800 đến $83,700, với ngành tài chính: $49,200 – $87,100, kế toán: $45,300 – $74,900, nhân lực: $38,000-$63,900 đô, quản lý tổ chức:$41,900-$60,300 đô, quản lý marketing: $42,100-$80,200.
– Với trình độ thạc sĩ, mức lương này còn cao hơn nhiều. theo như báo cáo xu hướng lương và công việc TopMBA.com mới nhất, mức lương cho thạc sĩ lên đến $109,200 ở Mỹ và Canada. ở các nước Châu Âu thì thấp hơn một chút, trong khi ở ÚC, cũng khoảng $117,800.

Kỹ năng chuyển giao từ ngành kinh doanh
– Trong khi học chuyên ngành kinh doaanh, bạn có thể mở rộng được kiến thức cũng như là các kỹ năng khác trong các lĩnh vực khác như: quan hệ khách hàng, tài chính, quản lý, chiến lược, chính sách kinh doanh, truyền thông, IT. Bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều các kĩ năng chuyển giao giá trị, có thể ứng dụng sau này nếu như bạn quyết định đi theo một ngã rẽ nghề nghiệp hoàn toàn mới như:
○ Hiểu về cách vận hành một tổ chức
○ Kỹ năng giao tiếp
○ Tư duy phân tích, phê bình
○ Kỹ năng xử lý vấn đề
○ Ra quyết định
○ Tư duy logic
○ Kỹ năng thuyết trình, viết báo cáo
○ Công nghệ số, kỹ năng diễn giải số liệu tài chính
○ Tạo động lực, quản lý thời gian hiệu quả
○ Quản lý nguồn lực, dự án
○ Nắm bắt được biến động kinh tế, những thay đổi ảnh hưởng đến doanh nghiệp