Quản trị du lịch
Nếu bạn mong muốn làm việc trong lĩnh vực du lịch (ví dụ như vai trò quản trị trong ngành du lịch), bạn sẽ chuyên sâu về lĩnh vực quản trị du lịch. Điều này có nghĩa là bạn sẽ học các chủ đề như chiến lược và phát triển du lịch, điểm đến marketing, hệ thống điều hành, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bạn sẽ phân tích các vấn đề hiện tại, những thách thức trong lĩnh vực du lịch, áp dụng những kiến thức trong các tình huống thực tế. Chuyên ngành này dẫn đến những ngành nghề hấp dẫn trong ngành nhà hàng-khách sạn, gồm các vai trò quản lý trong khách sạn, các công ty lữ hành, các vị trí trong các cơ quan địa phương hoặc quốc gia.

Le Cordon Bleu Australia
Marketing trong lĩnh vực nhà hàng-khách sạn
Marketing là nhân tố thiết yếu cho sự thành công trong bất kỳ nền công nghiệp nào, và ngành nhà hàng-khách sạn cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn học chuyên sâu về marketing trong quá trình học nhà hàng-khách sạn, bạn sẽ tìm hiểu về các công cụ và chiến lược marketing, gồm những công nghệ và phương tiện truyền thông mới nhất, cũng như học cách phân tích hành vi khách hàng, thực hiện những nghiên cứu thị trường. Bạn sẽ thực hành soạn thảo các chiến lược marketing cho các sản phẩm khác nhau, các khách hàng mục tiêu khác nhau, theo dõi hiệu quả của chiến lược.
Các chuyên ngành khác trong lĩnh vực nhà hàng-khách sạn gồm quản trị thực phẩm và đồ uống, quản lý du lịch thể thao, tài chính, nguồn nhân lực, bất động sản, quản lý doanh thu và phát triển bền vững trong du lịch.

Lựa chọn nghề nghiệp
– Các kỹ năng và kiến thức về nhà hàng khách sạn được phát triển trong quá trình học của bạn là sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của bạn trong ngành này. Và các kỹ năng của bạn đạt được cũng hữu ích trong các lĩnh vực khác như quản trị nhân lực, thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông, đào tạo, quản lý, các vai trò trong marketing. Hoặc bạn có thể thành lập công ty cho riêng mình
– Để làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ có lợi thế nếu có kinh nghiệm thực tiễn trước khi đi xin việc. bạn có thể đăng kí các vị trí thực tập như một phần của khóa học hay có thể đi làm thêm trong các kỳ nghỉ của mình. Bạn cũng có thể nâng cao chuyên môn của mình bằng cách học lên thạc sĩ quản trị khách sạn. Nghề nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng rất đa dạng, dưới đây là một số công việc phổ biến:

Quản lý nhà hàng-khách sạn
Khi sở hữu tấm bằng về quản lý nhà hàng-khách sạn thì công việc bạn thường chọn sẽ là đảm nhận vai trò quản lý trong ngành này. Cùng với những lựa chọn nghề nghiệp được liệt kê bên dưới, có thể gồm các vai trò quản lý ở bar, câu lạc bộ, sòng bạc, khu giải trí, trung tâm tổ chức hội nghị, các công ty lữ hành, các tổ chức marketing.
Quản lý khách sạn
Ở vị trí quản lý khách sạn, bạn sẽ phải đảm bảo sự vận hành trơn tru của khách sạn bằng cách quản lý hiệu quả làm việc của nhân viên. Vai trò này đòi hỏi bạn có nhiều kỹ năng như lập kế hoạch chiến lược, phân bổ ngân sách, theo dõi hiệu suất, đồng bộ hóa và giám sát các dịch vụ trong khách sạn. bạn cũng cần có hiểu biết chung về ngành khách sạn cũng như các kiến thức về xu hướng , cơ hội cũng như thách thức.
Điều hành marketing
Nếu bạn muốn đảm nhận vai trò đầy thách thức và phát triển nhanh trong ngành marketing, phát triển các chiến lược để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trong ngành nhà hàng-khách sạn thì công việc này rất phù hợp với bạn. Bạn cần có kỹ năng phân tích cùng với óc sáng tạo để lên kế hoạch và giám sát các chiến dịch marketing. Và dĩ nhiên, bạn sẽ nâng cao cơ hội kiếm việc cho mình bằng cách xây dựng các mối quan hệ trong ngành, có kinh nghiệm thực tiễn.
Nhân viên trong lĩnh vực du lịch
Nhân viên trong lĩnh vực này có nhiệm vụ tăng doanh thu, phát triển và quảng bá du lịch thông qua các sáng kiến và các chiến dịch tiếp thị. Vai trò này có sự kết hợp với các chuyên ngành như marketing, quan hệ công chúng và quản lý. Bạn cũng cần có kỹ năng tổ chức và lên kế hoạch. Hầu hết các nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch sẽ học khóa đào tạo nghề và sau đó cứ thế phát triển con đường sự nghiệp chứ không cần có tấm bằng thạc sĩ.
Quản lý sự kiện
Nếu bạn yêu thích việc gặp gỡ mọi người và tạo ra những sự kiện, có kỹ năng tổ chức tuyệt vời thì bạn rất phù hợp với nghề quản lý sự kiện. Quản lý sự kiện chịu trách nhiệm cho việc sắp đặt và điều hành các loại sự kiện, từ gây quỹ từ thiện đến hội thảo công ty. Bạn sẽ giám sát từng dự án, từ việc lên kế hoạch cho đến việc làm thế nào cho nó hoạt động trơn tru từng ngày. Bạn cần có khả năng làm việc với rất nhiều kiểu người, giải quyết vấn đề tốt và có khả năng làm việc dưới áp lực.

Nguồn: Topuniversities