Nghề nghiệp trong ngành Quản lý Kỹ thuật
– Như bạn đã biết, có một sự phân hóa rộng lớn về chủ đề và chuyên ngành trong quản lý kỹ thuật. Điều này có nghĩa là sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn. Được trang bị những kiến thức phức hợp về các quá trình kỹ thuật, nghệ thuật quản lý, khả năng làm việc đa nhóm, bạn sẽ đáp ứng được hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành, cũng như các ngành thương mại và kinh doanh.
Engineering Manager Salary
– Ngành học này có kiến thức đa dạng nên với những kỹ năng và kiến thức bạn đạt được, bạn có cơ hội tìm việc trong những ngành nghề có liên quan như kế toán, ô tô, hàng không vũ trụ, ngân hàng, kinh doanh, hóa chất, giao thông, xây dựng, hàng tiêu dùng và công nghiệp, điện, năng lượng, giải trí, môi trường, tài chính, thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, IT, giải trí, sản xuất, marketing, khai thác mỏ, dầu khí, dược phẩm, phân tích quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm, quản trị dự án, nghiên cứu và phát triển, bán lẻ, giao thông vận tải, du lịch, xử lý chất thải. Bạn cũng có thể làm việc cho chính phủ, bệnh viện, công ty bảo hiểm, quân đội, các trường đại học và tổ chức phi lợi nhuận.
Những ngành thường thấy trong quản lý kỹ thuật gồm:
Quản lý Kỹ thuật
– Đương nhiên nghề điển hình nhất cho sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý kỹ thuật là trở thành quản lý kỹ thuật. Nhiệm vụ của người làm nghề này rất đa dạng, nhưng có thể kể đến việc giám sát dự án và vận hành, quản lý nhân sự, liên quan đến nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, tung sản phẩm ra thị trường, đưa ra các kế hoạch chiến lược, gắn kết nhân viên trong ngành.
– Bạn cũng phải quản lý ngân sách để đảm bảo từ việc phát triển một sản phẩm mới đến khi tung ra thị trường. Bạn cũng sử dụng kiến thức và kỹ năng kỹ thuật của mình để giải quyết các vấ đề kỹ thuật và đưa ra quyết định. Bạn cần tạo ra môi trường thoải mái để nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình.
– Dù những kỹ năng và kiến thức của bạn có được tốt nhất nên phục vụ trong ngành kỹ thuật nhưng bạn cũng có cơ hội trong quản lý chung ở nhiều ngành khác nữa.
Tư vấn Quản lý Kỹ thuật
– Có rất nhiều công ty cần chuyên gia quản lý kỹ thuật theo đợt hoặc họ không có đủ ngân sách chi trả cho một văn phòng dành cho quản lý kỹ thuật riêng (điều này khá phổ biến trong các công ty kỹ thuật không lớn), tư vấn quản lý kỹ thuật đưa ra những lời khuyên về quản lý trong kỹ thuật như hướng dẫn phát triển theo hướng chiến lược, cải tiến, tối ưu hóa, thực hiện, phân tích và đánh giá hệ thống tích hợp trong kỹ thuật. Có nghĩa là vị trí này cũng yêu cầu về sự hiểu biết con người, tài chín, thiết bị, năng lượng, vật tư, các quy trình, đảm bảo các yếu tố này làm việc liền mạch với nhau để công ty làm việc hiệu quả, có lợi nhuận, quy củ hơn. Bạn cũng cần thiết kế từ đầu hoặc cải tiến quy trình, sản phẩm hay hệ thống. Bạn có thể vận dụng mô phỏng máy tính, mô hình hóa cũng với các công cụ toán học và kinh nghiệm, kiến thức nền của mình để phát triển nghề nghiệp.
Nghiên cứu và phát triển
– Vai trò của nghiên cứu và phát triển liên quan đến cả việc phát triển một sản phẩm mới hoặc cải tiến một sản phẩm có sẵn qua những kiến thức bạn có được. Nghiên cứu và phát triển là cách quan trọng để các doanh nghiệp và tổ chức phát triển, cải thiện hoặc mở rộng công việc kinh doanh của mình. Bạn cũng có thể làm việc về sản phẩm, quá trình sản xuất hay dịch vụ với mục đích chính là lợi nhuận, đổi mới và những mục tiêu tương tùy vào doanh nghiệp bạn làm việc. Với nền tảng về kỹ thuật của bạn, công việc nghiên cứu kỹ thuật có thể kiên quan đến việc phát triển và ứng dụng những ý tưởng mới vào các lĩnh vực khác nhau như máy tính tốc độ cao, công nghệ sinh học, dự báo động đất, hệ thống điện, công nghệ nano và xây dựng.
– Sinh viên tốt nghiệp ngành này có kiến thức chuyển sâu về ngành kỹ thuật mình chọn, có nghĩ là họ có thể tìm kiếm các công việc có liên quan như:
• Kỹ sư sản xuất: Kết hợp công nghệ sản xuất với khoa học quản lý, bạn sẽ đảm bảo quá trình sản xuất hiệu quả kinh tế.
• Kỹ sư sáng chế: Lên kế hoạch, thiết kế, tối ưu hóa, và giám sát quá trình sản xuất.
• Phân tích hệ thống kinh doanh: Là cầu nối giữa các vấn đề kinh doanh và giải pháp công nghệ, nghề này có nhiệm vụ phân tích tổ chức để thiết kế hoặc tối ưu hóa các hệ thống, quá trình, phương pháp.
• Quản lý dự án: Lên kế hoạch và phân phối sản phẩm, xây dựng dự án.
• Kỹ sư thiết kế: Nghiên cứu và phát triển ý tưởng, công nghệ, cải tiến cái cũ.
• Kỹ sư xây dựng: Thiết kế, lên kế hoạch, xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng.
• Những nghề khác trong ngành quản lý kỹ thuật gồm: Kỹ sư liên lạc khách hàng, quản trị quan hệ khách hàng, kỹ sư đưa quyết định, kỹ sư công nghiệp , hậu cần, quản lý mua hàng, quản lý chất lượng, kỹ sư bán hàng, kỹ sư phần mềm, quản lý chuỗi cung cấp và marketing công nghệ.

Nguồn: Topuniversities

Bài viết liên quan

LUND UNIVERSITY – ĐẠI HỌC LÂU ĐỜI VÀ TỐT NHẤT BẮC ÂU

LUND UNIVERSITY – ĐẠI HỌC LÂU ĐỜI VÀ TỐT NHẤT BẮC ÂU   Giới thiệu [...]

Western Sydney University – ĐH trẻ TOP 100 tại Úc với nhiều học bổng hấp dẫn

Thông tin về trường: Được thành lập vào năm 1989. Vào năm 2014, đại học Western [...]

Đón tiếp thời đại công nghiệp 4.0 với ngành thạc sĩ Enterprise Intelligence tại Northeastern University

Từ tháng 01/2019, Northeastern University bắt đầu tuyển sinh chương trình MPS. Enterprise Intelligence, ngành [...]

Học viện SAE Institute – Australia: Cái nôi Đào tạo ngành Công nghiệp Truyền thông sáng tạo

  Được thành lập năm 1976, học viện SAE là học viện Kỹ thuật âm [...]

Thạc sỹ Tâm lý học

• Tâm lý học thực nghiệm Chương trình thạc sĩ tâm lý học thực nghiệm [...]

Thạc sỹ Sinh học

Ngày nay sinh học được xem như một phần quan trọng của ngành khoa học [...]