Những nghề nghiệp trong ngành khoa học máy tính
– Chọn học ngành khoa học máy tính, bạn có thể tiếp xúc với những đổi mới về công nghệ vĩ đạo nhất. Lĩnh vực khoa học máy tính ngày càng phát triển có nghĩa bạn có nhiều sự lựa chọn để làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn sâu. Công nghệ máy tính ngày càng phát triển trên mọi khía cạnh của cuộc sống, nên bạn dễ dàng kiếm được việc ở nhiều ngành công nghiệp, và hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành này đều làm việc trong ngàng công nghiệp máy tính, các nghề nghiệp trong ngành này gồm:

• Tư vấn IT
– Làm việc với khách hàng và tư vấn IT đưa ra lời khuyên cho khách hàng về việc lên kế hoạch, thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để đáp dứng được mục tiêu kinh doanh của khách hàng, vượt qua những vấn đề hoặc cải thiện cấu trúc và hiệu quả trong hệ thống IT của khách hàng. Công việc của bạn cũng tương tự như của chuyên viên phân tích hệ thống, thiết kế hệ thống và lập trình viên ứng dụng, những người có vai trò chuyên biệt hơn nhưng dù sao vẫn làm việc trên nền tảng là một tư vấn viên.
– Bạn thường gặp khách hàng để xem yêu cầu của họ, lên khung thời gian, nguồn lực với khách hàng, dành thời gian phân tích hệ thống thông số kỹ thuật và bản chất công việc kinh doanh của khách hàng. Bạn phân tích yêu cầu của họ về IT, đưa ra giải pháp, thực thi hệ thống mới (có thể gồm thiết kế và cài đặt) và thuyết trinh vằng miệng hoặc trên giấy, trả lời các câu hỏi và giúp khách hàng với những thay đổi sau đó và tổ chức đào tạo cho những người dùng khác. Bạn có thể bán hàng và phát triển kinh doanh, nhận diện khách hàng tiềm năng và duy trì các mối kinh doanh.
• Quản lý hệ thống thông tin
– Có vai trò tương tự như tư vấn IT, quản lý hệ thống thông tin chịu trách nhiệm về việc vận hành an toàn và hiệu quả của hệ thống máy tính. Bạn sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ việc bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thông tin trong tổ chức, với nhiệm vụ giám sát việc lắp đặt trong hệ thống, đảm bảo hệ thống được sao lưu, và các hệ thống sao lưu được vận hành hiệu quả, mua phần cứng và phần mềm, thiết lập tiếp cận an toàn cho người dùng, gồm cả người dùng từ xa, đảm bảo an toàn dữ liệu khỏi tấn công nội bộ hoặc bên ngoài, và cung cấp hỗ trợ và lời khuyên cho người dùng.
– Bạn cần đảm bảo các cơ sở vật chất ICT đáp ứng yêu cầu của công ty , duy trì trong ngân sách sẵn có của công ty và những luật lệ quy định về giấy phép phần mềm. Bạn cũng cần biết về quy tắc quản lý kinh doanh để đóng góp vào chính sách của tổ chức về tiêu chuẩn chất lượng, lên kế hoạch chiến lược liên quan đến IT.
• Quản lý dữ liệu
– Quản lý dữ liệu chịu trách nhiệm cho việc sử dụng chín xác và an toàn các dữ liệu, phát triển và duy trì việc vận hành, tính toàn vẹn và an toàn của cơ sở dữ liệu trên máy vi tính. Vai trò cụ thể thường được xác định bằng việc tổ chức trong câu hỏi, những có nghĩa hoặc là làm việc về phần duy trì dữ liệu hoặc chuyên về phát triển dữ liệu. Vai trò tùy vào loại hình dữ liệu và các quá trình, khả năng của hệ thống quản lý dữ liệu (BDMS) trong việc sử dụng của từng tổ chức nói riêng.
– Thường vai trò này bao gồm cả việc đảm bảo dữ liệu duy trì liên tục, định nghĩa rõ ràng, dễ tiếp cận, an toàn và có thể khôi phục trong trường hợp khẩn. Bạn cũng có thể được yêu cầu khắc phục sự cố nếu có, liên hệ với các lập trình viên, nhân viên hoạt động, quản lý dự án IT và nhân viên kỹ thuật, đào tạo cho người dùng, hỗ trợ, giải đáp viết báo cáo, đưa tài liệu hướng dẫn và hướng dẫn sử dụng.
• Lập trình viên đa phương tiện
– Lập trình viên đa phương tiện chịu trách nhiệm cho thiết kế và tạo ra những sản phẩm máy tính đa phương tiện, đảm bảo chúng có chức năng và trung thành với đặc điểm kỹ thuật của người thiết kế. Bạn cần dùng sự sáng tạo cũng như kỹ năng về kỹ thuật để phát triển những đặc điểm về đa phương tiện như văn bản, âm thanh, đồ họa, chụp ảnh kỹ thuật số, mô hình 2D/3D, hoạt hình và video. Bạn cũng sẽ làm việc với bộ phận thiết kế để hiểu khái niệm thiết kế, thảo luận công việc nên được thực hiện như nào, phát hiện ra những quy tắc vận hành cần thiết, viết code cho máy tính và lệnh để thực hiện các tính năng làm việc, chạy thử nghiệm sản phẩm để tìm ra lỗi và viết lại hoặc thêm mã mới nếu cần thiết.
– Bạn cũng có thể hỗ trợ kỹ thuật sau khi sản phẩm hoàn thành và cần cập nhật những thông tin và sự phát triển trong ngành để thực hiện các giải pháp cải tiến. Bạn cũng có thể làm việc qua các buổi diễn thuyết (như trên mạng internet, tương tác truyền hình, ki ốt thông tin, DVDS, trò chơi trên máy tính hoặc điện thoại di động) hoặc chuyên sâu ở một loại diễn thuyết. Vai trò của bạn có thể chồng chéo lên vai trò của chuyên viên phát triển web, phát triển game, phát triển hệ thống hay phần mềm, hoặc bạn có thể làm việc song hành với các chuyên gia để đạt được mục tiêu chung.
Các công việc khác
– Những công việc khác khi sở hữu tấm bằng khoa học máy tính gồm những công việc trong các lĩnh vực phát triển (như web, game, hộ thống, sản phẩm, chương trình và phần mềm), hoặc làm chuyên gia phân tích (kinh doanh, kỹ thuật hoặc hệ thống), quản lý (dữ liệu hoặc mạng) hoặc trong các viện, phân ngành nghiên cứu, đóng góp cho việc phát triển không ngừng của máy tính và các công nghệ có liên quan.
– Cơ hội nghề nghiệp trong ngành rất đa dạng, ở nhiều tổ chức, ngành công nghiệp như: các tổ chức tài chính, các công ty IT, các công ty tư vấn quản lý, các công ty phần mềm, công ty truyền thông, các kho dữ liệu, các công ty đa phương tiện, các cơ quan chính phủ, bệnh viện và trường học. Những lựa chọn nghề nghiệp khác có thể kể đến như tác gia kỹ thuật, đào tạo viện, hoặc đi dạy, làm nhà báo, quản lý hoặc thành lập doanh nghiệp.
Nguồn: Topuniversities