Chuyên ngành Kiến trúc
September 16, 2015
Lựa chọn nghề nghiệp
– Nghề nghiệp về kiến trúc nhiều hơn bạn nghĩ. Rất nhiều kiến trúc sư tự làm ông chủ hoặc qua mối quan hệ đối tác (tương tự như một công ty luật), số khác làm việc cho các công ty lớn và nhận mức lương cố định.
– Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn chuyên sâu, ngành này có khối lựơng công việc rất lớn. Bạn có thể tập trung vào các thiết kế cho dân cư hay các thiết kế thương mại, liên quan đến thiết kế các dự án công cộng lớn hoặc cùng lúc làm việc cho nhiều khách hàng đơn lẻ. Qua các dự án khác nhau bạn sẽ thấy công việc của bạn không hề nhàm chán và ngoài thời gian của bạn trên studio, bạn có thể đến thăm các công trường xây dựng.
– Ở công ty nhỏ, kiến trúc sư thường đảm nhiệm nhiều công việc chứ không chỉ là thiết kế. Những dịch vụ này có thể bao gồm xoay sở với các vấn đề tài chính của khách hàng, thuê và thỏa thuận với nhà thầu, lập kế hoạch, lên ngân sách đặc biệt là đảm bảo tiến độ xuyên suốt dự án. Một số kiến trúc sư tập trung vào các lĩnh vực cụ thể chuyên biệt, và khi làm việc ở các công ty lớn thì cơ hội để phát triển khả năng chuyên sâu sẽ cao hơn.

► Nghề kiến trúc sư cảnh quan
– Nghề kiến trúc sư cảnh quan tập trung vào việc lên kế hoạch, thiết kế và quản lý không gian ngoài trời, làm mọi thứ từ việc thiết kế các tua bin đến chỗ đậu xe ô tô. Những người làm việc trong ngành này thường yêu thích không gian bên ngoài và một tấm bằng chuyên môn trong thiết kế cảnh quan.
► Nghề quy hoạch kiến trúc.
– Làm nghề này bạn sẽ làm việc ở cơ quan quy hoạch của địa phương hoặc quốc gia, hoặc các công ty tư nhân về phát triển và tái tạo, các cơ quan về chính sách quy hoạch, quy hoạch môi trường và quy hoạch đường xá… Người trong nghề có thể còn phát biểu những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, giúp bảo tồn những vùng quê, các tuyến đường thủy và bờ biển, hoặc thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong nước. Những công việc trong ngành này thường liên quan đến các công việc cộng đồng, cũng như tập trung vào các địa điểm không gian trong tương lai.
► Những nghề nghiệp khác với tấm bằng kiến trúc
– Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc sẽ kiếm giấy phép trong ngành và làm việc theo chuyên môn của mình. Có rất nhiều nghề khác có liên quan đến ngành học đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng về kỹ thuật và kiến thức về các công trình xây dựng. Các lựa chọn nghề nghiệp như thiết kế không gian đồ họa, sắp đặt sân khấu, hiện trường phim ảnh, xây dựng nhà ở, quy hoạch và các chính sách về nhà đất, xây dựng và bảo tồn, các công việc về môi trường.
– Công việc ở mức độ quản lý trong các lĩnh vực này thường yêu cầu có bằng thạc sĩ hoặc có kinh nghiệm nhà nghề. Nghề báo cũng là một lựa chọn, bạn có thể làm việc với các tờ báo, tạp chí hay ấn phẩm về kiến trúc.
Nguồn: Top Universities