Cơ hội nghề nghiệp
– Nhà văn, nhà khoa học người Anh Simon Singh đã từng nói: “Tôi cho rằng các nhà vật lý có thể làm được rất nhiều thứ. Việc đào tạo trong ngành của chúng tôi có thể ứng dụng cho hầu hết mọi hoạt động, và cho chúng tôi nhìn mọi thứ một cách rõ ràng hơn so với những người khác.”
– Chắc chắn là những công việc về vật lý vô cùng đa dạng. Nhiều sinh viên học vật lý đã chọn học tiếp để làm việc ở những vị trí nghiên cứu, nhưng cũng có nhiều người đã chọn những ngành công nghiệp khác, gồm cả kinh doanh, tài chính, à những lĩnh vực khoa học khác. Nếu bạn muốn mình là một Brian Cox, bạn cũng có thể chọn phương tiện truyền thông.

physics UniStar Education
– Dưới đây là một số công việc liên quan đến vật lý bạn có thể cân nhắc:
Kỹ sư hàng không vũ trụ
Kỹ sư hàng không hoặc hàng không vũ trụ là những người thiết kế, phát triển, thử nghiệm những sáng tạo không vận, chẳng hạn như máy bay, vệ tinh, tàu vũ trụ, và thậm chí là hệ thống vũ khí. Kỹ sư hàng không sử dụng những kiến thức của mình về các nguyên tắc trong khoa học và công nghệ để xây dựng và cải thiện các hệ thống này.
Khi học vật lý và bạn muốn làm việc trong ngành này thì thường làm ở những vị trí liên quan đến nghiên cứu và phân tích, thiên về dữ liệu và thống kê. Bạn có thể được giao nhiệm vụ cải thiện sự an toàn và hiệu quả của thiết kế hiện có, kiểm soát trọng lượng, tốc độ và giảm chi phí, giảm thiểu tác động đến môi trường của các hệ thống này. Lĩnh vực chuyên môn bao gồm các hệ thống điện tử, động cơ đẩy, khí động học, tích hợp hệ thống, vật liệu và cấu trúc.
Nhà vật lý thiên văn
Trở thành một nhà thiên văn học là ước mơ của rất nhiều con trẻ. Vai trò của vật lý thiên văn, theo NASA là để “khám phá cách vũ trụ hoạt động, tìm hiểu làm thế nào nó bắt đầu và phát triển, tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác.” Nghe thì có vẻ thú vị nhưng để trở thành một nhà thiên văn thì thật sự gian nan, đầy thử thách.
Các công việc về vật lý thiên văn, bạn có thể thấy ở các cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức không gian học (gồm cả NASA) và sẽ liên quan đến phân tích dữ liệu thiên văn và vũ trụ học, các nhiệm vụ về điều khiển, phát triển các chương trình thiên văn học. Rất nhiều nhà vật lý thiên văn gắn liền với công việc nghiên cứu, làm việc cùng các trường đại học hàng đầu, một số khác tập trung vào việc phát triển công nghệ và hệ thống ở một số công ty nhỏ hoặc công ty xuyên quốc gia. Một số công việc về vật lý thiên văn khác như phân phối, quản lý, luật và chính sách về không gian.
Kỹ sư cơ khí
Là một kỹ sư cơ khí, bạn sẽ chuyên về phát triển và xây dựng các loại máy móc và động cơ sử dụng trong các lĩnh vực như sản xuất, vận tải, xây dựng, năng lượng và sức khỏe. Tùy vào ngành công nghiệp và quy mô công ty, bạn sẽ tham gia vào những dự án khác nhau. Bạn có thể thực hiện các nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, hoặc thiết kế, xây dựng, duy trì và quản lý các dự án khác nhau.
Bạn cũng có thể là người thiết kế máy bơm, van phân phối nước sạch hay tạo ra các tua-bin gió ngoài khơi. Cơ hội liên quan đến lĩnh vực cơ khí cũng rất đa dạng, có thể liên quan đến việc cải thiện các chức năng cấy ghép bộ phận giả cho con người hoặc cải tiến những thiết bị y tế hiệu quả hơn.
Nhà địa vật lý học
Thường được biết đến trong lĩnh vực địa chấn học, vai trò của một nhà địa vật lý học là nghiên cứu các yếu tố vật chất của trái đất và thu thập thông tin về động đất, sóng, địa chấn bằng việc sử dụng các công nghệ tiên tiến. Nhiệm vụ sẽ là theo dõi, kiểm soát dữ liệu trước khi chuyển nó sang bản đồ hydrocacrbon và các mô hình dữ liệu. Việc làm về địa vật lý thường tìm thấy trong các công ty dầu khí, tư vấn môi trường.
Nhà vật lý y tế
Nhà vật lý y tế áp dụng những kiến thức kỹ thuật của vật lý học để hành nghề y dược, giúp chuẩn đoán và điều trị phòng ngừa các bệnh khác nhau. Điều này được thực hiện thông qua việc phát triển, thử nghiệm và đánh giá các thiết bị y tế chuyên khoa và các thủ tục y tế. Lĩnh vực chuyên môn cho các nhà vật lý y tế bao gồm công nghệ laser, xạ trị, y học hạt nhân, giám sát sinh lý. Nhà vật lý y tế có thể làm việc trong công ty tư, các tổ chức công, các nhà sản xuất thiết bị y tế, các tổ chức y tế và trong các trường đại học.
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm làm việc trong rất nhiều công việc điều tra phòng thí nghiệm, dựa trên các mục tiêu phát triển kiến thức quần chúng tại những lĩnh vực khác nhau như sinh học, hóa học, khoa học vật lý và đời sống để thúc đẩy y học và khoa học hiện đại. Vai trò này liên quan đến các hoạt động như đo lường, lấy mẫu, thử nghiệm, ghi chép và phân tích kết quả, thường là làm việc theo nhóm. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm có vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu của việc nghiên cứu và phát triển (R&D), và thường làm việc trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức nghiên cứu.

Những nghề nghiệp khác khi sở hữu tấm bằng về vật lý

– Bạn có thể chọn công việc phát triển phần mềm, công nghệ y tế, sản xuất và phương tiện truyền thông. Một vị trí trong kinh doanh hay tài chính cũng là lựa chọn cho sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý, vì đều cần khả năng tính toán và phân tích dữ liệu xuất sắc.
– Bạn cũng có thể làm việc trong ngành báo chí, đặc biệt trong các tạp chí về khoa học, khoa học biển, kiến trúc, kỹ thuật âm thanh, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, radar và laser, thiết kế trò chơi máy tính.

Nguồn: Topuniversities

Bài viết liên quan

LUND UNIVERSITY – ĐẠI HỌC LÂU ĐỜI VÀ TỐT NHẤT BẮC ÂU

LUND UNIVERSITY – ĐẠI HỌC LÂU ĐỜI VÀ TỐT NHẤT BẮC ÂU   Giới thiệu [...]

Western Sydney University – ĐH trẻ TOP 100 tại Úc với nhiều học bổng hấp dẫn

Thông tin về trường: Được thành lập vào năm 1989. Vào năm 2014, đại học Western [...]

Đón tiếp thời đại công nghiệp 4.0 với ngành thạc sĩ Enterprise Intelligence tại Northeastern University

Từ tháng 01/2019, Northeastern University bắt đầu tuyển sinh chương trình MPS. Enterprise Intelligence, ngành [...]

Thạc sỹ Tâm lý học

• Tâm lý học thực nghiệm Chương trình thạc sĩ tâm lý học thực nghiệm [...]

Thạc sỹ Sinh học

Ngày nay sinh học được xem như một phần quan trọng của ngành khoa học [...]

Thạc sỹ Sức khỏe Cộng đồng

Tiến sĩ Jeffrey T Johnson giải thích tại sao chương trình cử nhân chuyên ngành [...]