unistar-immigration

Tin tức

Những lời khuyên về sức khỏe cho du học sinh Anh

October 07, 2014

Khi đi Du học bạn phải tập sống tự lập không những về việc tự quản lý tài chính mà còn phải tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Sau đây là một số thông tin về vấn đề hỗ trợ sức khỏe của Dịch vụ Y tế quốc gia NHS, trang web hữu ích về triệu chứng điều trị cũng như các lời khuyên về giấy tờ cần mang theo khi du học Anh

Những lời khuyên về sức khỏeChương trình sức khỏe NHS
– Vương quốc Anh có rất nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ Y khoa cho sinh viên quốc tế. Ngoài Dịch vụ Y tế quốc gia (National Health Service – NHS) với rất nhiều hỗ trợ về chăm sóc y tế và nha khoa, ở đây cũng có rất nhiều cơ sở hỗ trợ y tế tư nhân với nhiều dịch vụ cho bạn lựa chọn.
– Sinh viên Quốc tế ở Anh thường được hưởng một số chương trình điều trị miễn phí như: cấp cứu (không bao hàm các vấn đề điều trị có theo dõi), kế hoạch hóa gia đình, chẩn đoán và điều trị những căn bệnh truyền nhiễm và điều trị tâm thần bắt buộc.
– Để nhận được những điều trị khác, bạn còn phải “đối chiếu” với các điều kiện về quốc tịch hay tình trạng di trú (immigration status). Nếu không thuộc diện được hưởng các điều trị NHS, bạn nên mua bảo hiểm sức khỏe vì nó cũng có thể có lợi ngay cả khi bạn được hưởng các hỗ trợ của NHS.
– Hội đồng Anh về các vấn đề của sinh viên quốc tế (UK Council for International Student Affairs) có rất nhiều thông tin chi tiết liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của sinh viên nước ngoài tại Anh, bao gồm thông tin về bác sĩ, chương trình chăm sóc sức khỏe và nha khoa hay các chi phí bảo hiểm Y tế… tại website chính thức.
Lên kế hoạch đến Anh
– Trước khi đến Anh, bạn có thể phải nộp một số chứng nhận sức khỏe về tiêm phòng. Nếu bạn đến từ một quốc gia có rủi ro cao về bệnh lao (TB), bạn có thể sẽ phải nộp báo cáo chụp X quang ngực. Những thông tin về vấn đề tiêm chủng có thể được tìm thấy tại Đại sứ quán Anh.
– Nhớ là không nên quên những giấy chứng nhận này khi sang Anh vì bạn có thể được “hỏi thăm” ở khu vực kiểm tra nhập cảnh.
– Trong trường hợp bạn đang phải điều trị Y tế hay có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hãy liên hệ với trường Đại học trước khi đăng ký để tìm hiểu về những hỗ trợ của nhà trường về vấn đề sức khỏe sinh viên. Ngoài ra bạn cũng nên mang theo đơn thuốc và báo cáo của bác sĩ (được dịch ra tiếng Anh) để nhận được hỗ trợ khi cần.
– Một việc quan trọng cần kiểm chứng thông tin trước khi lên đường nữa là những loại thuốc bạn được phép mang theo khi lên máy bay.
Trong trường hợp khẩn cấp
– Nếu bạn cần một trợ lý y tế khẩn cấp (chẳng hạn trong trường hợp tai nạn), hãy gọi số 999. Số điện thoại này hoàn toàn miễn phí cho các máy điện thoại di động và bạn sẽ được tổng đài hỏi về loại dịch vụ khẩn cấp (Cứu hỏa, Cảnh sát hay Cấp cứu).
– Đối với tình trạng cấp cứu về sức khỏe, bạn phải chuẩn bị kể cho họ nghe quy trình diễn ra sự việc cũng như thông tin tên tuổi, địa chỉ nhà bạn.
– Một khi đã nối máy với người đại diện dịch vụ Y tế khẩn cấp, bạn sẽ được hỏi về tình trạng của người bệnh và thậm chí làm theo một số hướng dẫn trước khi xe cấp cứu tới nơi.
– Nếu bản thân bạn bị tai nạn khẩn cấp và không thể tự đến bệnh viện, nên tỉnh táo tìm cách đến khoa Tai nạn và Cấp cứu (A&E) bằng xe bus, taxi hay nhờ một người bạn nào đó.
– Lưu ý là khoa A&E chỉ dành cho những trường hợp thật sự khẩn cấp như bị thương nặng.
Hãy tự chăm sóc bản thân
– Đối với những bệnh nhẹ như đau đầu, cảm cúm – bạn không cần phải cần toa của bác sĩ để mua thuốc mà chỉ cần lời khuyên của dược sĩ. Để chuẩn bị sẵn sàng “tâm lí chiến” cho tình trạng sức khỏe xấu, bạn cũng có thể tham khảo thông tin trên trang web NHS Direct về bệnh tình, triệu chứng và cách điều trị.

Cuối cùng, đừng coi thường những lời khuyên như ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, đi ngủ đủ giấc, tập thể dục, mặc đủ quần áo ấm, không nên uống rượu (hoặc chỉ uống có chừng mực thôi) và đặc biệt là không nên “sớ rớ” tới các dạng thuốc phiện.

Theo Hotcourses

Canada tăng ngưỡng mức lương cho Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời

Canada tăng ngưỡng mức lương cho Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (TFWP)

June 30, 2025

Bộ Việc làm và Phát triển Xã hội Canada (ESDC) đã tăng ngưỡng lương cho các nhà tuyển dụng và lao động nước ngoài nộp đơn theo Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (TFWP). Thay đổi này quyết định luồng nào của TFWP mà lao động nước ngoài có thể đủ điều kiện, […]

Kế hoạch Nhập cư Canada 2025–2026: Chính sách Mới từ IRCC

June 28, 2025

Canada tiếp tục khẳng định vai trò của nhập cư trong việc thúc đẩy kinh tế, văn hóa và lực lượng lao động chất lượng cao. Kế hoạch Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) 2025–2026, do Bộ trưởng mới công bố, tập trung vào nhập cư bền vững, hội nhập hiệu […]

Quebec công bố kế hoạch nhập cư được đề xuất cho giai đoạn 2026 – 2029

June 06, 2025

Québec – tỉnh bang lớn nhất Canada – mở ra cơ hội định cư hấp dẫn cho người lao động tay nghề và du học sinh có năng lực tiếng Pháp. Với chính sách nhập cư riêng biệt, Québec ưu tiên những ứng viên đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và cam kết […]

Ngày hội việc làm – Job Fair UEF 2.2025

May 14, 2025

Job Fair UEF 2025: Rực Rỡ, Năng Động và Đầy Ắp Cơ Hội!   Ngày 13/02/2025, sân trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) như “bùng nổ năng lượng” với sự kiện Job Fair – Ngày hội việc làm hoành tráng bậc nhất đầu năm, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp và hàng […]

Lena Metlege Diab được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Di trú mới của Canada

May 14, 2025

Mark Carney, Thủ tướng mới của Canada, đã bổ nhiệm một bộ trưởng di trú mới, sau chiến thắng gần đây của đảng tự do trong cuộc bầu cử liên bang của Canada. Bộ trưởng Di trú mới của Canada là Lena Metlege Diab, Nghị sĩ Quốc hội của Halifax West. Bà hiện sẽ lãnh […]

[EXPRESS ENTRY] Canada bổ sung danh sách 25 ngành nghề ưu tiên mới

May 10, 2025

Nếu bạn đủ điều kiện tham gia hạng mục Thương mại mới của Chương trình Express Entry, bạn sẽ có nhiều khả năng nhận được lời mời nộp đơn (ITA) để xin thường trú tại Canada. Vào ngày 27 tháng 2 năm 2025, Canada đã thực hiện những thay đổi lớn đối với các hạng […]

unistar.edu.vn
unistar.edu.vn
unistar.edu.vn