• Thiết kế
Gần giống với mỹ thuật, chương trình thiết kế sẽ bao gồm các bộ môn như thời trang, thiết kế dệt may, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế quảng cáo, thiết kế sản phẩm và kiến trúc. Bạn có thể chọn khóa học tổng quát toàn bộ về thiết kế như Cử nhân Thiết kế đồ họa hoặc bạn có thể đăng ký một khóa học thiết kế tổng quan và dần dần xác định được chuyên ngành mà mình muốn theo đuổi. Dù cho bạn chọn phương án nào thì cũng cần hình thành cho mình các ki năng thực tiễn và kiến thức kĩ thuật, xây dựng nững kiến thức ứng dụng nguyên lý thiết kế vào các loại tác phẩm khác nhau.
• Nghệ thuật kỹ thuật số
Ngoài những hướng đi truyền thống, một loạt các khóa học nghệ thuật mới hơn đang nổi lên trong những năm gần đây, để đáp ứng với các tác động biến đổi của công nghệ mới trên tất cả các lĩnh vực xã hội và nhu cầu cao cho những loại sáng tạo nghệ thuật. Những chương trình dành riêng cho nghệ thuật kỹ thuật số như nhiếp ảnh, minh họa, hình ảnh động và máy tính nghệ thuật. Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trong những lĩnh vực này ví dụ như thiết kế web hoặc trò chơi máy tính ứng dụng, thì bạn cần một số kỹ thuât nghệ thuật kĩ thuật phù hợp.
Nghề nghiệp trong ngành nghệ thuật.
Cũng giống như hầu hết các ngành về nghệ thuật và nhân văn, nghề nghiệp trong nghệ thuất rất đa dạng. không phải tất cả sinh viên chuyên ngành nghệ thuật đều làm những công việc đúng theo chuyên ngành mà họ đã học,thay vào đó học chuyển sang một trong những công việc phổ biến cho sinh viên từ nhiều chương trình học thuật khác nhau. Những kĩ năng mà bạn đạt được trong chương trình sẽ rất có ích trong nhiều ngành công nghiệp, quan hệ công chúng thậm chí là kế toán.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn một công việc mà liên quan đến chuyên ngành bạn học, thì bạn nên hoàn thiện hồ sơ công việc để nộp cho các nhà tuyển dụng trong tương lai trong lĩnh vực mà bạn muốn chọn. những lý thuyết mà bạn có được trong chương trình học sẽ giúp bạn đánh giá công việc trong bối cảnh, giải thích những ảnh hưởng, suy nghĩ đằng sau chủ đề lựa chọn và giải thích tại sao bạn sử dụng những kĩ thuật bạn có.
• Họa sĩ
Mặc dù lĩnh vực này khá cạnh tranh, nhưng chẳng có lý gì bạn không thể theo đuổi và đam mê, nếu như bạn có tài năng. Bạn sẽ cần rất nhiều động lực cá nhân, sức chịu đựng và khả năng tự thúc đẩy mình. Kinh nghiệm làm việc trong ngành mang tính sáng tạo như trợ lý studio sẽ rất hữu ích, bạn nên linh hoạt trong việc tìm những ngành nghề mới và thú vị hơn để thể hiện năng lực của bản thân. Một số họa sĩ cũng quyết định tiếp tục phát triển công việc cùng với những công việc bán thời gian như gia sư, giáo viên dạy vẽ.
• Quản lý di sản
Công việc này đặc biệt phù hợp với bạn nếu bạn nghiên cứu chuyên ngành lịch sử nghệ thuật, là người quản lý di sản bảo tồn, quản lý và phát triển các quyền truy cập vào các trang web như các tòa nhà lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo tàng và di tích cổ xưa. Bạn sẽ cần phải sử dụng các kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề quan trọng của bạn để cân bằng việc bảo tồn cấu trúc và tính chất của một tòa nhà với sự cần thiết để tạo ra thu nhập. kinh nghiệm làm việc sẽ rất quan trọng cho vị trí này, vì vậy bạn cần thúc đẩy cơ hội làm việc trong các kì nghỉ của khóa học.
• Giáo viên hoặc giảng viên đại học
Nếu bạn muốn mang đam mê nghệ thuật để truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ và khuyến khích sự phát triển của các tài năng, thì bạn nên chọn giảng dạy nghệ thuật. ở hầu hết các nước, bạn cần có chứng chỉ giảng dạy khi tham gia giảng dạy tại các trường tiểu học và trung học, và bằng thạc sĩ nếu như bạn muốn trở thành giảng viên đại học. bạn cũng cần sự tự tin, khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt để tự tin đứng lớp. bạn cũng có thể chọn giảng dạy tại các trường nghệ thuật tư hoặc gia sư nhóm nhỏ hoặc cá nhân.
• Quản trị nghệ thuật
Công việc trong quản trị nghệ thuật tập trung vào lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động nghệ thuật và đảm bảo độ thành công Nếu bạn đam mê nghệ thuật và thích quản lý và tổ chức, công việc này thực sự phù hợp cho bạn, giúp bạn có được những định hướng mới trong nghệ thuật và các vị trí xã hội, cộng đồng. bạn cần có kĩ năng quản lý và tin học cho vị trí này.
• Hoạt hình
Một bộ phim hoạt hình sản xuất một loạt các hình ảnh, sắp xếp theo một trình tự nhất định di chuyển và tạo ra một loạt các ảo ảnh liên tục tạo thành hoạt hình. Những người làm phim hoạt hình có thể làm việc ở nhiều vị trí, bao gồm cả hỗ trợ tạo ra hiệu ứng hình ảnh chop him. Đây là một lĩnh vực khá cạnh tranh, như vậy danh mục công việc mà bạn đã làm sẽ là một hồ sơ ngắn nhưng hiệu quả nhất để các nhà tuyển dụng đánh giá. Để tăng cường cơ hội làm việc, 1 tấm bằng thạc sĩ về sản xuất hoạt hình sẽ là một điểm cộng cho bạn, nhưng nó thường không quá quan trọng. Để trở thành một nhà làm phim hoạt hình, bạn cần có cả tài năng sáng tạo mạnh mẽ và kỹ năng kỹ thuật, với một con mắt nghệ thuật tinh tế.
Nguồn: Topuniversities
- 1
- 2
Bài viết liên quan
LUND UNIVERSITY – ĐẠI HỌC LÂU ĐỜI VÀ TỐT NHẤT BẮC ÂU
LUND UNIVERSITY – ĐẠI HỌC LÂU ĐỜI VÀ TỐT NHẤT BẮC ÂU Giới thiệu [...]
Jul
Western Sydney University – ĐH trẻ TOP 100 tại Úc với nhiều học bổng hấp dẫn
Thông tin về trường: Được thành lập vào năm 1989. Vào năm 2014, đại học Western [...]
Feb
Đón tiếp thời đại công nghiệp 4.0 với ngành thạc sĩ Enterprise Intelligence tại Northeastern University
Từ tháng 01/2019, Northeastern University bắt đầu tuyển sinh chương trình MPS. Enterprise Intelligence, ngành [...]
Feb
Thạc sỹ Tâm lý học
• Tâm lý học thực nghiệm Chương trình thạc sĩ tâm lý học thực nghiệm [...]
Dec
Thạc sỹ Sinh học
Ngày nay sinh học được xem như một phần quan trọng của ngành khoa học [...]
Dec
Thạc sỹ Sức khỏe Cộng đồng
Tiến sĩ Jeffrey T Johnson giải thích tại sao chương trình cử nhân chuyên ngành [...]
Dec