Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học
September 16, 2015
Kỹ sư hóa học làm gì?
– Một kỹ sư hóa học hay kỹ sư quá trình liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế phát triển, xây dựng, điều chỉnh và vận hành các quá trình công nghiệp và máy móc thường dùng để sản xuất đa dạng các sản phẩm, mẫu mã. Dựa vào vai trò chuyên môn của bạn, bạn có thể nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới từ việc thử nghiệm đến công nghiệp hóa chúng, quản lý các quá trình từ việc thử nghiệm trong một nhà máy nhỏ tới những nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Sau một giai đoạn làm việc trong ngành, bạn có thể ứng tuyển để có được bằng kỹ sư Charted chuyên nghiệp chính thức hoặc tương đương ở quốc gia của bạn- một bằng chứng về việc thành thạo chuyên môn.
– Trong khi những hoạt động cụ thể sẽ dựa trên vai trò và ngành bạn đang làm việc, hầu hết nghề về kỹ thuật công nghiệp đòi hỏi sự làm việc mật thiết với kỹ thuật viên và kỹ sư hóa học. Họ sẽ sử dụng các kỹ năng về kỹ thuật hóa học để ứng dụng vào việc thiếp cận công nghệ mới, đảm bảo hiệu quả và lợi nhuận tối ưu, mặc quần áo và trang thiết bị bảo hộ khi làm việc ở nhà máy, phòng thí nghiệm, phát triển các phương pháp xử lý chất thải và đảm bảo các vấn đề về an toàn ở mọi khâu. Tùy vào vai trò mà bạn có thể làm việc hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, văn phòng hoặc nhà máy hoặc chia thời gian của bạn ở ba nơi đó. Người có khiếu lãnh đạo có thể trở thành quản lý nhà máy hay lãnh đạo công ty.

Một số nghề kỹ thuật hóa học bao gồm:
► Chế biến thực phẩm
– Một kỹ sư chế biến thực phẩm phát triển sản phẩm qua việc kết hợp giữa khoa học, kỹ thuật, hóa học và vi sinh học. Bạn sẽ sử dung các công nghệ và sản phẩm mới nhất để thiết kế công nghệ cho việc sáng tạo thực phẩm, chế biến, bảo quản, đóng gói, phân phối và cải tiến. Bạn cũng có thể sử dụng hiểu biết của mình về truyền nhiệt và quy tắc thủy lưu hay các công cụ mô phỏng để hỗ trợ thiết kế và tối ưu hóa quá trình xử lý sự cố. Bạn có thể sẽ là người chịu trách nhiệm cho tất cả hoặc một phần của quy trình sản xuất thực phẩm về những thứ chuyê gia thực phẩm sẽ tìm thấy trong phụ gia, dinh dưỡng, đóng gói, nguyên liệu hoặc hóa chất có trong thực phẩm.
► Tư vấn dược
– Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật hóa học làm tư vấn trong ngành dược phẩm. Nếu bạn có nền kiến thức về y học, bạn thường sẽ đảm nhận việc bán lẻ các sản phẩm dược phẩm. Làm tư vấn dược với nền kỹ thuật hóa học, bạn thường sẽ sử dụng kỹ thuật hóa sinh, tuân thủ các quy định, và nhận thức được những hạn chế thương mại trong ngành. Bạn cũng có thể làm việc với hàng loạt các dự án, từ việc giải quyết câu hỏi tư vấn cho khách hàng, nhận tiền hoa hồng, chứng thực cơ sở sản xuất. Bạn cũng có thể làm việc đa ngành, với các dự án dược phẩm.
► Quản lý rác thải
– Ngành quản lý rác thải liên quan đến việc thiết kế và phát triển sự vận hành các đơn vị vật lý, hóa học, sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước và rác thải. Bạn cũng có thể tham gia vào một đội làm việc về xây dựng, phát triển, duy trì, quản lý và vận hành xử lý rác thải nhà máy. Bạn luôn phải có ý thức về sức khỏe, an toàn, vệ sinh, làm sao để giảm thiểu nguồn chất thải trong quá trình, để tam đến hiệu quả kinh tế và môi trường, luôn cập nhật những công nghệ và quy định mới.
► Kỹ sư quá trình về năng lượng
– Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hóa học đã trở thành kỹ sư quá trình. Về cơ bản là áp dụng những quy tắc trong kỹ thuật hóa học để tối ưu hóa, thiết kế, vận hành, và điểu khiển các quá trình hóa học. Một kỹ sư quá trình về năng lượng sử dụng những hiểu biết của mình tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng, đề ra các giải pháp cho việc vận hành năng lượng hiệu quả hơn, và hỗ trợ việc thiết kế, sản xuất và vận hành những thiết bị năng lượng. Bạn cũng cần có hiểu biết về những yêu cầu của nhu cầu và nguồn cung, kinh tế kỹ thuật, những tác động của việc sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau và trang thiết bị để sản xuất, chuyển nhượng, phân bổ, chuyển đổi và khai thác năng lượng, có được những hiểu biết chuyên sâu về hệ thống năng lượng có thể thay thế và tái tạo.
Nguồn: Topuniversities