Những nghề nghiệp sau khi học xong kỹ thuật điện
– Những nghề nghiệp trong ngành đầy triển vọng. Ví dụ ở Úc, chính phủ cho biết tỷ lệ thất nghiệp của các kỹ sư điện ở dưới mức trung bình, mức lương cao, và được dự đoán nhu cầu sẽ tăng mạnh trong 2016-17. Ở Mỹ và ở Anh cũng có nhu cầu tương tự.
– Nếu bạn hoàn thành tấm bằng kỹ thuật điện ở mức độ cử nhân (BEng) và muốn tiếp tục học để được chứng nhận kỹ sư chất lượng cao (CEng), bạn sẽ cần học lên tiếp sau khi đã có được kinh nghiệm làm việc trong ngành. Dù học lên cao nữa không thực sự cần thiết, nhưng nó sẽ giúp bạn phát triển nghề nghiệp nhanh hơn.
– Là kỹ sư điện, dù là BEng hay CEng, bạn có thể kỳ vọng được làm việc nhóm theo các dự án đa ngành, như làm việc cùng kiến trúc sư, kỹ thuật viên và kỹ sư của nhiều ngành khác nữa. Dựa và vai trò cụ thể của bạn và quy mô của dự án, kỹ sư điện có thể làm việc trong một hoặc tất cả các giai đoạn thiết kế và phát triển. Điều này có thể gồm lập nguyên mẫu và mô hình, đọc/viết các thông số kỹ thuật, nghiên cứu, tìm kiếm quỹ và tính chi phí, liên lạc với khách hàng và nhà thầu, bao gồm kiểm tra, phân tích dữ liệu.

– Một số nghề khi sinh viên học kỹ thuật điện có thể làm gồm:
· Hệ thống điện và nguồn cung
· Xây dựng
· Phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
· Sản xuất
· Phương tiện truyền thông
· Thiết kế phần cứng và phần mềm máy tính
· Chăm sóc sức khỏe
· Nghiên cứ khoa học và công nghệ
– Các vị trí về nghiên cứu và phát triển, thiết kế, kiểm tra và bảo trì đều có sẵn trong các ngành. Trong quá trình phát triển nghề nghiệp, bạn có thể đảm nhận vị trí giám sát viên hoặc quản lý.
– Những ngành về kỹ thuật điện tử có khả năng kiếm được nhiều. Payscale Reports cho biết mức lương trung bình hàng năm cho kỹ sư điện tử ở Mỹ là USD 71.693 trong năm 2014, kỹ sư điện là USD 68.367.
Những nghề nghiệp khác
Nếu bạn không thích theo những nghề kỹ thuật điện truyền thống, cũng có rất nhiều lựa chọn thay thế cho bạn. Sinh viên có tấm bằng kỹ thuật điện cũng được nhà tuyển dụng ngoài ngành để ý. Kỹ năng về IT, toán học và kỹ năng giải quyết vấn đề là những kỹ năng cần thiết trong nhiều ngành nghề như IT, tài chính và quản trị.
Nguồn: Topuniversities