Chuyên ngành Kiến trúc
September 16, 2015
Các chủ đề kiến trúc
– Phần lớn tấm bằng về kiến trúc sẽ bắt đầu với các khóa học kiến trúc cơ bản về lịch sử kiến trúc, các xu hướng hiện tại cũng như giới thiệu cho bạn những phương pháp nghiên cứu cơ bản, luật lệ và các quy định, các vấn đề về bảo tồn và phát triển bền vững, những học phần để trau dồi kỹ năng tính toán và phân tích của bạn.
– Từ năm hai trở đi, bạn sẽ có cơ hội để tập trung vào những ngành yêu thích của mình, chọn một hoặc nhiều hơn về các chủ đề kiến trúc. Tùy thuộc vào từng trường nhưng chủ yếu là các lựa chọn dưới đây:

► Công nghệ kiến trúc
– Sự chuyên biệt của công nghệ kiến trúc kết hợp với các khía cạnh kỹ thuật để mang thiết kế đến với đời sống. Các chuyên gia trong công nghệ kiến trúc sẽ được đánh giá cao vì biết IT và làm việc được trên nhiều phần mềm máy tính gồm cả các chương trình thiết kế 3D. Sinh viên trong lĩnh vực này sẽ học cách áp dụng những nguyên tắc ứng dụng khoa học cơ bản và có kiến thức thực tế để phân tích các yêu cầu và thách thức của các dự án xây dựng và ứng dụng các công nghệ, vật liệu và các quá trình để tạo thành các công trình kiến trúc. Một kỹ sư về công nghệ kiến trúc cần vẽ giỏi, có khả năng giải quyết vấn đề và chú ý đến từng chi tiết.
► Kiến trúc sư
– Kiến trúc sư sẽ ít tập trung về thiết kế và nghệ thuật mà tập trung nhiều vào tóan học và vật lý để sáng tạo ra cấu trúc. Sinh viên ngành này sẽ tập trung vào hệ thống thiết kế mang tính chức năng cho phần kiến trúc như hệ thống đèn, thông gió, hệ thống sưởi và làm mát. Khá gần gũi với kỹ sư dân dụng, những kiến trúc sư thường đi sâu vào chức năng (chứ không phải là tính thẩm mỹ), ví dụ các công trình như đập, kênh mương, đường bộ.
► Thiết kế kiến trúc
– Ngành này tập trung vào mặt sáng tạo kiến trúc, yêu cầu sinh viên phải vẽ đẹp và có kỹ năng thiết kế. Sinh viên cũng phát triển cả kỹ năng về kỹ thuật trong quá trình học và chuyên sâu hơn về thiết kế không gian và tòa nhà có sự kết nối, tương quan với môi trường sống và làm việc của người sử dụng. khi học, sinh viên thường lên studio và có cơ hội để nghiên cứu, khám phá tiềm năng của mình, trong những dự án thiết kế kiến trúc cá nhân.
► Lịch sử kiến trúc.
– Nghiên cứu lịch sử kiến trúc có nghĩa khám phá bối cảnh văn hóa và lịch sử của kiến trúc và môi trường xây dựng xung quanh thế giới. Tập trung vào các bối cảnh lịch sử, xã hội, chính trị, phân tích làm thế nào và tại sao chúng ta thiết kế các không gian và tòa nhà như thế. Khác với hầu hết các chủ đề về kiến trúc, ngành này học thiên về hướng tiếp cận giả thuyết.
► Kiến trúc nội thất
– Sinh viên học ngành này sẽ tập trung vào việc thiết kế không gian nội thất bên trong bằng rất nhiều cách tiếp cận thiết kế. Các chuyên gia trong lĩnh vực này học cách tạo ra không gian tiện dụng và đẹp mắt qua các khía cạnh như màu sắc, chất liệu, ánh sáng, hình dáng, kiểu cách. Những quy tắc về kiến trúc được ứng dụng vào thiết kế không gian nội thất qua việc sắp đặt như không gian tư, ngành khách sạn và các tòa nhà thương mại cũng như các công trình công cộng. Những sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có kỹ năng cần thiết trong nghề thiết kế triển lãm, lắp đặt, thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
► Thiết kế cảnh quan.
– Những sinh viên học chuyên về ngành này thường sẽ là người yêu thích môi trường và thiết kế cảnh quan, không gian bên ngoài theo nhiều cách và thường tập trung vào sự bảo tồn và phát triển bền vững cũng như cơ hội để nghiên cứu về phát triển cảnh quan đô thị. Sinh viên ngành này sẽ nghiên cứu về các quá trình xã hội, sinh thế địa chất hình thành và đóng góp nên cảnh quan hiện có cũng như nghiên cứu chất liệu, công nghệ và quản lý các thiết kế cảnh quan. Sự tương tác của môi trường đô thị với môi trường tự nhiên là điều tập trung căn bản, đặc biệt những khóa học dạy về kiến trúc cảnh quan được giảng dạy ở các tổ chức đô thị. Những chuyên gia trong ngành có thể đi chuyên sâu vào ngành thiết kế hoặc quy hoạch đô thị, quy hoạch và phục hồi môi trường, hoạch định khu vui chơi giải trí.
► Quy hoạch đô thị
– Sinh viên ngành kiến trúc có thể chọn học quy hoạch đô thị, tập trung vào việc thiết kế môi trường xây dựng. Ngành là cầu nối giữa kiến trúc và quy hoạch qua việc nghiên cứu những yêu cầu nghiêm ngặt đối với cái còn lại. Các khóa học này thường yêu cầu có nền tảng cộng đồng cũng như các bài tập trên studio và hội thảo, đưa ra các tình huống về thiết kế và phát triển đô thị bền vững.