Nội dung mới đáng quan tâm của dự luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) được Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trình QH ngày 3.11 sẽ thống nhất thời gian phục vụ tại ngũ 24 tháng với tất cả đối tượng để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chỉ tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ Quân sự với các Học sinh, Sinh viên hệ Chính quy.
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh; “Việc kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ cũng nhằm giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí, trang bị khi tác chiến xảy ra; nâng cao chất lượng lực lượng dự bị động viên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở và giảm chi phí ngân sách, thời gian huấn luyện quân nhân dự bị”.
Bộ trưởng cho rằng; “Phương thức, thủ đoạn tác chiến của địch ở thời điểm hiện nay và tương lai ngày càng tinh vi, khó lường, sử dụng nhiều loại vũ khí thông minh, có khả năng sát thương cao. Do đó, để giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí, trang bị khi tác chiến xảy ra, đòi hỏi bộ đội phải có thời gian huấn luyện nhiều hơn để nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật, khả năng cơ động, kỹ năng khai thác, sử dụng làm chủ các loại vũ khí, trang bị được giao và thực hành phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng đơn vị trong tác chiến”. Luật hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong giai đoạn Cách mạng mới, hơn nữa việc Quy định hai (2) thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (18 tháng và 24 tháng) khiến hằng năm phải tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt, gây tốn kém về vật chất và thời gian của các địa phương.
Vẫn theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo quy định hiện hành, không đảm bảo tính thống nhất, hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân phải phục vụ 24 tháng, hạ sĩ quan và binh sĩ khác chỉ phục vụ 18 tháng đã tạo ra sự không công bằng giữa hai đối tượng, ảnh hưởng đến tư tưởng của hạ sĩ quan và binh sĩ, nhất là đối với đối tượng phục vụ tại ngũ 24 tháng.
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: “Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của Hạ Sĩ quan và Binh sĩ theo quy định của Luật hiện hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, có sức chiến đấu cao, có lực lượng dự bị động viên hùng hậu”.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Thoa cho biết; khi thẩm tra dự án luật này, đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với quan điểm của Chính phủ, nhưng cũng có một số ý kiến đề nghĩ giữ nguyên quy định thời hạn tại ngũ 18 tháng, một số ý kiến đề nghị giảm xuống còn 12 tháng (đặc biệt là đối các đối tượng đã tốt nghiệp Đại học).
Về độ tuổi nhập ngũ, ngoài việc quy định: “Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi nhập ngũ trong thời bình từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi”, dự án Luật nghĩa vụ Quân sự (sửa đổi) đã bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân học chương trình đào tạo Đại học, đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Chính phủ cũng cho rằng; việc quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với Sinh viên đang học tập tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, cơ sở Giáo dục Đại học là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi nhập ngũ; việc gọi công dân tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội không nhiều.
“Một số công dân đã lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng công dân nhập ngũ”, ông Thành cho biết.
Do đó, Dự án luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là Học sinh phổ thông, Sinh viên Đào tạo Đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân “đi xây dựng vùng Kinh tế mới trong 3 năm đầu”.
Đối với Học sinh đang học Phổ thông, Sinh viên đang học chương trình đào tạo Đại học hệ Chính quy trong hệ thống Giáo dục Quốc dân sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ. Đối với công dân đang học tập tại các trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở Giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành nghĩa vụ Quân sự tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học tập.
(Theo Tuổi Trẻ)
Bài viết liên quan
Học nghề tại Bendigo TAFE, tỉnh bang Victoria, Úc
Bendigo Regional Institute of TAFE (BRIT) là một trường cao đẳng Nghề ở Bendigo, Victoria, [...]
Học nghề tại TAFE NEW SOUTH WALES, Úc: Cơ hội tuyệt vời cho du học sinh Việt Nam
Bên cạnh các khóa du học dài hạn, du học nghề Úc đang dần trở [...]
Du học sinh Úc được ở lại tối đa 8 năm sau tốt nghiệp
Du học sinh Úc có thể ở lại nước này trong thời gian tối đa [...]
BẢNG XẾP HẠNG CÁC ĐẠI HỌC MỸ NĂM 2024 CỦA US NEWS
ĐẠI HỌC CÔNG ĐỒNG LOẠT THĂNG HẠNG MẠNH MẼ Các trường đại học ở Mỹ [...]
DU HỌC MỸ: LÀM VIỆC SAU TỐT NGHIỆP (Post-completion OPT and the STEM 24-month extension of OPT)
OPT và STEM OPT là gì? Optional Practical Training (OPT) cho phép sinh viên tốt [...]
7 ĐỀ LUẬN CHO KỲ ỨNG TUYỂN ĐẠI HỌC MỸ 2023 – 2024
Common App, viết tắt của “Common Application,” là một nền tảng trực tuyến được sử [...]